List

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Ubuntu Desktop 22.04 LTS

 Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình WordPress trên Ubuntu Desktop 22.04 LTS.


Yêu cầu:

  • Dịch vụ Apache, nếu bạn chưa có tham khảo bài viếtTại Đây 
  • Dịch vụ PHP, nếu bạn chưa có tham khảo bài viếtTại Đây 
  • Dịch vụ MySQL, nếu bạn chưa có tham khảo bài viếtTại Đây 

Các bước thực hiện:
  • Đầu tiên bạn mở máy Ubuntu của bạn lên.

  • Tiếp theo mở bạn hãy Terminal lên.
  • Dùng tổ hợp phím CTRL + ALT + T.

  • Tiếp theo mình truy cập vào quyền root.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                            sudo -i
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Lúc này bạn nhập mật khẩu tài khoản Ubuntu của bạn vào.

  • Sau khi bạn nhập đúng mật khẩu là bạn truy cập vào được quyền root.

  • Tiếp theo bạn truy cập vào giao diện MySQL.
  • Dùng câu lệnh sau: 
                                            mysql -u root -p
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Nhập mật khẩu của máy ubuntu của bạn vào.

  • Và bạn sẽ truy cập vào được giao diện MySQL khi bạn nhập đúng mật khẩu.

  • Tiếp theo bạn hãy tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress trong MySQL.
  • Dùng câu lệnh sau:
                        CREATE DATABASE <tên_cơ_sở_dữ_liệu>;
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Sau đó bạn tạo ra một người dùng mới cùng với việc tạo một mật khẩu mới.
  • Dùng câu lệnh sau:
                    CREATE USER '<tên_người_dùng>'@'localhost' IDENTIFIED BY '<mật_khẩu>';
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Tiếp theo bạn hãy cấp quyền cho người dùng đó đối với cơ sở dữ liệu.
  • Dùng câu lệnh sau:
                   GRANT ALL PRIVILEGES ON <tên_cơ_sở_dữ_liệu>.* TO '<tên_người_dùng>'@'localhost';
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Sau đó để thực hiện thay đổi ngay lập tức việc này.
  • Dùng câu lệnh sau:
                            FLUSH PRIVILEGES;
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Sau khi bạn kiểm tra lại đã đầy đủ.
  • Bạn muốn thoát ra khỏi giao diện MySQL.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                EXIT;
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Và bạn đã thoát ra khỏi giao diện MySQL.

  • Sau đó bạn hãy đến thư mục tạm thời để tải tệp WordPress.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                             cd /var/www/html
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Lúc này bạn đã truy cập vào được.

  • Tiếp theo bạn hãy tải tệp WordPress về.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                wget https://wordpress.org/latest.tar.gz
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Quá trình tải về bắt đầu.

  • Sau khi tải về xong bạn hãy giải nén ra.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                tar -xzvf latest.tar.gz
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Quá trình giải nén bắt đầu.

  • Tiếp theo bạn hãy sao chép nội dung của thư mục wordpress vào thư mục hiện tại.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                rsync -avP wordpress/* .
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Quá trình sao chép bắt đầu.

  • Sau khi sao chép xong bạn hãy thay đổi quyền sở hữu thư mục WordPress.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                chown -R www-data:www-data /var/www/html/
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Tiếp theo bạn hãy thay đổi quyền sở hữu của thư mục WordPress.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                chmod -R 755 /var/www/html/
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Tiếp theo bạn hãy thay đổi tên tệp tin wp-config-sample.php thành wp-config.php.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                mv wp-config-sample.php wp-config.php
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Tới đây bạn hãy truy cập vào tệp tin wp-config.php.
  • Thay đổi một số thứ để phù hợp cơ sở dữ liệu đã tạo trước đó trong MySQL.
  • Dùng câu lệnh sau:
                                nano wp-config.php
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Lúc này bạn đã truy cập vào được.

  • Sau đó bạn tìm tới phần tên của cơ sở dữ liệu
  • Bạn hãy thay đổi cùng với cấu trúc như sau:
                                define( 'DB_NAME', '<tên_cơ_sở_dữ_liệu>' );


  • Tới phần tên người dùng cơ sở dữ liệu.
  • Bạn hãy thay đổi cùng với cấu trúc như sau:
                                define( 'DB_USER', '<tên_người_dùng>' );

  • Tới phần mật khẩu cơ sở dữ liệu.
  • Bạn hãy thay đổi cùng với cấu trúc như sau:
                                define( 'DB_PASSWORD', '<mật_khẩu_người_dùng>' );


  • Tới phần tên máy chủ cơ sở dữ liệu.
  • Bạn hãy thay đổi cùng với cấu trúc như sau:
                                define( 'DB_HOST', 'localhost' );


  • Sau khi bạn đã nhập đầy đủ nội dung.
  • Bạn muốn lưu lại dùng tổ hợp phím sau:
CTRL + O


  • Lúc này để lưu trữ ở tệp tin vừa tạo bạn hãy nhấn: ENTER.

  • Sau khi bạn đã lưu xong.
  • Bạn muốn thoát ra dùng tổ hợp phím sau:
 CTRL + X


  • Lúc này bạn đã thoát khỏi tệp tin wp-config.php

  • Tiếp theo bạn hãy thoát thư mục html.
  • Dùng câu lệnh sau:
  •                                 cd

  • Sau đó bạn hãy kiểm tra IP của Ubuntu.
  • Dùng câu lệnh sau:
ip a
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Lúc này bạn sẽ thấy IP của máy Ubuntu.

  • Tiếp theo bạn hãy mở trình duyệt web đã có sẵn trên Ubuntu.

  • Tới đây để bạn có thể thấy trang web của WordPress.
  • Bạn hãy nhập địa chỉ theo dạng bên dưới:
                                   http:// 'IP của máy ubuntu'/wordpress
  • Sau đó nhấn ENTER.

  • Và bạn truy cập vào được trang setup của WordPress.
  • Sau đó chọn Continue.

  • Ở phần Welcome to WordPress. Before getting started, you will need to know the following items.
  • Chọn Let's go!.

  • Tới phần Below you should enter your database connection details.If you are not sure about these, contact your host.
  • Bạn hãy nhận các thông tin liên quan bạn đã tạo trong MySQL.
    1. Phần Database Name:  tên_cơ_sở_dữ_liệu.
    2. Phần Usename:             tên_người_dùng.
    3. Phần Password:            mật_khẩu.
    4. Phần Database Host:    localhost.
    5. Phần Table Prefix:        bạn có thể thay đổi theo ý muốn.
  • Sau khi bạn nhập đầy đủ thông tin chọn Submit.

  • Chọn Run the installation.

  • Ở phần Information needed.
    1. Phần Site Title:                        Nhập tên tiêu đề trang web bạn muốn dùng.
    2. Phần Usename:                        Tạo tên tài khoản khi đăng nhập.
    3. Phần Password:                        Tạo mật khẩu của tài khoản.
    4. Phần Your Email:                     Nhập địa chỉ Email của bạn vào.
    5. Phần Search engine víibality:  Ở đây bạn có thể tích chọn theo ý muốn của bạn.
  • Sau khi bạn nhập đầy đủ thông tin chọn Install WordPess.

  • Chọn Log In.

  • Lúc này bạn đã đến trang đăng nhập của WordPress.
    1. Phần Usename or Email Address:  
    2. Phần Password.:                               
  • Sau đó chọn Log In.

  • Tới đây là bạn đã hoàn tất việc cài đặt WordPress trên Ubuntu Desktop 22.04 LTS.

Cảm ơn các bạn đã xem, chúc các bạn thành công !
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Ubuntu Desktop 22.04 LTS Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Ubuntu Desktop 22.04 LTS Reviewed by Khang An on tháng 6 22, 2023 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.